Quy định về việc sử dụng đất nghĩa trang 2025

quy định đất nghĩa trang

Có thể nói trước khi mua đất làm nơi chôn cất hoặc đất tại các hoa viên nghĩa trang thì việc tìm hiểu về quy định sử dụng theo ban hành của pháp luật hiện hành là rất quan trọng.

Đội ngũ Sala Garden thường xuyên nhận được các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng trong vấn đề này. Nay chúng tôi tổng hợp một bài viết chi tiết và đẩy đủ nhất để đất nghĩa trang và quy định khi sử dụng để bạn đọc tham khảo.

1. Đất nghĩa trang là gì?

Theo Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất nghĩa trang được định nghĩa là loại đất được sử dụng để làm nơi mai táng tập trung, bao gồm cả đất dành cho việc xây dựng các công trình như nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng. Đây là khu vực được quy hoạch đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu an táng và các hoạt động liên quan.

2. Đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

Theo khoản 2 Điều 10 của Luật Đất đai 2013, đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất với các mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đất ở: Bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Phục vụ các cơ quan nhà nước.
  • Đất quốc phòng, an ninh: Dành cho các mục đích bảo vệ quốc gia.
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Bao gồm đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp, cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất khai thác khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gốm.
  • Đất công cộng: Bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy, cảng hàng hải, đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông khác), đất thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng, đất công trình năng lượng, bưu chính, viễn thông, đất chợ, đất bãi thải, xử lý chất thải và các công trình công cộng khác.
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Dành cho các hoạt động tâm linh.
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Phục vụ nhu cầu an táng và các dịch vụ liên quan.
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng: Các khu vực thủy vực đặc thù.
  • Đất phi nông nghiệp khác: Bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất, đất xây dựng kho chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc phục vụ nông nghiệp, và các công trình khác không nhằm mục đích kinh doanh, không gắn liền với đất ở.

Như vậy, đất nghĩa trang rõ ràng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định pháp luật.

Đất nghĩa trang thuộc nhóm phi nông nghiệp

3. Quy định về giao đất nghĩa trang

3.1. Giao đất nghĩa trang không thu tiền sử dụng đất

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, trừ trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

3.2. Giao đất nghĩa trang có thu tiền sử dụng đất

Theo khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013, đất nghĩa trang sẽ được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất nếu thuộc trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất kèm theo hạ tầng.

3.3. Thời hạn sử dụng đất nghĩa trang

Theo khoản 10 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài, đảm bảo tính bền vững cho mục đích sử dụng đặc thù này.

Tham khảo thêm: bảng giá nghĩa trang Sala Garden mới nhất

4. Quy định chung của Nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa

Công tác quản lý đất đai luôn được Nhà nước duy trì thực hiện một cách chặt chẽ, khách quan và rõ ràng. Bao gồm cả việc quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa.

Điều 162 Luật đất đai 2013 đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau: 

  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
  • Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các quy định chung về sử dụng đất nghĩa địa

Điều 3 quyết định 30/2021/QĐ-UBND của thành phố Hồ Chí Minh là quy định điển hình về việc quản lý và sử dụng đất nghĩa địa ở địa phương cụ thể. Mặc dù quy định này chỉ được áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, song nó cũng giúp người dân nhìn nhận được những nguyên tắc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng như sau: 

  • Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều quận, huyện; sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa quỹ đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
  • Việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trường hợp đặc biệt (khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh) phải táng người chết ngoài khu vực nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.

Lập và triển khai Đề án để di dời các nghĩa trang, nghĩa địa và các khu mộ riêng lẻ về các nghĩa trang được quy hoạch.

  • Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng tiên tiến, hiện đại trong việc táng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, tiết kiệm quỹ đất và hướng tới phát triển bền vững.
  • Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở hỏa táng cũng như nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp các thiết bị hỏa táng hiện đại, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và các quy định khác do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
  • Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
  • + Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
  • Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng, hỏa táng theo quy định hiện hành.
  • + Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
  • Việc quản lý nghĩa trang phải tuân thủ theo các quy định hiện hành và quy định này, phải phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh, tiết kiệm đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Đánh giá post
.
.
.
.